Học Ngôn ngữ Trung chỉ vì yêu thích đất nước có nền văn hóa lâu đời và phong phú nhất hành tinh, có chăng là lý do lựa chọn của hầu hết các bạn trẻ đang bước vào giai đoạn căng thẳng của năm học cuối cấp. Cùng đến với bài viết về ngành để hiểu năng lực bản thân, để có sự hình dung rõ hơn về mọi quyết định phía trước.
Học Ngôn ngữ Trung Quốc, “đón đầu” doanh nghiệp quốc tế
Sinh viên Ngôn ngữ Trung có cơ hội giao lưu văn hóa tại trường Đại học Sư phạm Nam Ninh
Tecent, Alibaba, Baidu, Xiaomi… những tập đoàn “khủng” luôn khẳng định được vị thế, nền kinh tế của Trung Quốc trên thương trường quốc tế, và còn nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Trung làm ngôn ngữ chủ đạo, có vốn đầu tư lớn tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, nguồn nhân lực Việt thành thạo ngôn ngữ, am hiểu văn hóa Trung Hoa, có thể đảm nhiệm các vị trí điều hành, vận hành quy trình sản xuất thương mại… giữa Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Việt Nam, điều tất yếu trở thành yêu cầu quan trọng của nhiều doanh nghiệp
Hơn ai hết, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung chính là ứng cử viên sáng giá cho yêu cầu nhân lực ấy, mô hình kinh tế đa dạng, trải rộng trên nhiều lĩnh vực: Biên - phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên truyền thông - marketing…
Học Ngôn ngữ Trung Quốc - tất nhiên không chỉ để nói giỏi tiếng Trung!
Sinh viên Ngôn ngữ Trung, tất nhiên điều đầu tiên và cơ bản nhất được trang bị tại trường Đại học chính là kiến thức về tiếng Trung, không phải chỉ để nói giỏi mà bao gồm cả bốn kỹ năng, thành thạo trong nhiều lĩnh vực. Sinh viên “đúng chuẩn” sẽ còn được tìm hiểu, trang bị kiến thức về lịch sử, xã hội, văn học Trung Quốc…
Sinh viên Khoa hào hứng với chuyến đi thực tập tại Trung Quốc
Ngoài ra, một số trường Đại học - đặc biệt là những trường với định hướng đào tạo ứng dụng - đã áp dụng chương trình giảng dạy Ngôn ngữ Trung Quốc theo hướng “đón đầu” nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Chẳng hạn tại Đông Á, sinh viên hoàn thiện khả năng ngoại ngữ của bản thân, đảm bảo tác phong công nghiệp khi tham gia vào môi trường doanh nghiệp nước ngoài.
Khoa Ngôn ngữ Trung trau dồi kỹ năng chuyên ngành qua nhiều cuộc thi đặc sắc
Học tập và phát triển Ngôn ngữ Trung không giới hạn tại Đại học Đông Á
Sinh viên Khoa Ngôn ngữ Trung rộn ràng trong ngày hội "Tân sinh viên"
Mục đích của nhiều sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung được làm việc trong môi trường doanh nghiệp quốc tế hay “vi vu” làm việc tại nước ngoài. Và hiển nhiên, sẽ phải cạnh tranh với nguồn nhân lực các nước mà cụ thể với sinh viên ngành có thể là nhân lực Singapore, Malaysia,… khi làm việc trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Chính vì vậy, trang bị kỹ năng hội nhập từ giảng đường luôn là điều cần thiết
Đại học Đông Á, với mạng lưới đối tác quốc tế rộng khắp chính là lựa chọn lý tưởng để bắt đầu hành trình hội nhập, thông qua các chương trình giao lưu quốc tế, học kỳ trao đổi… Những“vị khách” trong chương trình giao lưu văn hóa có thể kể đến ĐH Sư phạm Nam Ninh, đại học Bắc Kinh… mang đến cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm nét đẹp đặc sắc, điều thú vị trong lối sống từ chính người bản xứ, nâng cao năng lực hội nhập
Phương thức xét tuyển năm 2022
Năm 2022, trường ĐH Đông Á tuyển sinh với những phương thức như sau:
+ Xét theo kết quả thi thi THPT với các tổ hợp môn: A01: Toán, Lý, Anh; D01: Văn, Toán, Anh; D04: Văn, Toán, Trung; D78: Văn, KHXH, Anh
+ Xét kết quả học tâọ THPT (học bạ):
- Xét điểm trung bình 3 năm (5 học kỳ): Điểm TBC lớp 10 + Điểm TBC lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0
- Xét điểm trung bình 3 học kỳ: Điểm TB HK 1 lớp 11 + Điểm TB HK 2 lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0
- Xét điểm trung bình 3 môn học lớp 12: Tổng điểm TB học kỳ 1 lớp 12 của 3 môn XT + Điểm ƯT ≥ 18.0
- Xét điểm trung bình năm lớp 12: Điểm TBC cả năm lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 6.0
Cơ hội học tập và phát triển Ngôn ngữ Trung không giới hạn tại Đại học Đông Á là “điểm sáng” trong chương trình đào tạo của Nhà trường. Vậy nên, các bạn học sinh đang còn bỏ ngõ với những mối bận tâm về ngành, nghề, trường học hãy mạnh dạn tự cho bản thân cơ hội hội nhập và phát triển tại Đại học Đông Á nhé!
Đăng ký trực tuyến tại đây: