Tết Trùng Dương là một nét đẹp văn hoá, một trong những ngày lễ truyền thống lớn của người Trung Quốc. Theo phong tục, Tết Trùng Dương hay còn gọi là Tết Trùng Cửu được diễn ra vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm trong tiết thời thu tươi mát, hoa cúc ngát hương thơm với nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa.

1. Leo núi

Theo truyền thuyết, phong tục này bắt đầu từ thời Đông Hán. Ngoài việc xua đuổi ma quỷ và tránh tai họa, việc leo núi còn tượng trưng cho việc leo lên vị trí cao hơn, sống lâu hơn, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Đó cũng là dịp để thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với những người lớn tuổi, hoặc để tưởng nhớ tổ tiên. 

2. Ăn bánh Trùng Dương

Theo sử sách ghi lại, bánh Trùng Dương còn được gọi là bánh hoa, bánh hoa cúc, bánh ngũ sắc. Vào rạng sáng ngày 9 tháng 9 âm lịch, đặt một miếng bánh lên trán trẻ em, cầu mong con cái vạn sự như ý, đó là ý nghĩa ban đầu của người xưa khi làm bánh này. Bánh Trùng Dương  được làm thành chín lớp vô cùng tinh tế.

3. Ngắm hoa cúc, uống rượu hoa cúc

Tương truyền rằng việc ngắm hoa cúc và uống rượu hoa cúc có nguồn gốc từ nhà thơ nổi tiếng đời Tấn- Đào Nguyên Minh. Ông sống ẩn dật, nổi tiếng về thơ ca, nổi tiếng về rượu, và nổi tiếng về tình yêu hoa cúc. Các nhân sĩ thời xưa thường kết hợp việc ngắm hoa cúc với yến tiệc để tiếp cận gần hơn với Đào Nguyên Minh. Hoa cúc tượng trưng cho tuổi thọ và tính cách danh giá trong văn hóa Trung Quốc. Vì vậy việc thưởng thức hoa cúc và uống trà hoa cúc là những hoạt động phổ biến trong thời gian này.

4. Cắm cây thù du và kẹp tóc hoa cúc

Phong tục cắm cây thù du trong Tết Trùng Dương rất phổ biến vào thời nhà Đường. Người xưa tin rằng, loại cây này dùng để tránh tai họa, có thể đeo vào cánh tay, hoặc đựng trong túi thơm, hoặc cái lên đầu. Hầu hết phụ nữ và trẻ em, thậm chí ở một số nơi thì nam giới cũng đeo nó.

Ngoài cắm cây thù du, người ta còn cài hoa cúc. Vào thời nhà Thanh, người dân Bắc Kinh có tục dán cành hoa cúc lên cửa sổ trong Tết Trùng Dương để "xua đuổi tà ma và mang lại may mắn". Sau này, người dân Trung Quốc còn có thêm tục cài hoa cúc lên đầu trong ngày lễ này.

5. Thăm người cao tuổi

Đến thăm mộ tổ tiên để dọn dẹp và cúng dường, hoặc đơn giản là dành thời gian cho những người thân lớn tuổi. Đó cũng là một hoạt động trong Tết Trùng Dương của người Trung Quốc.

Để tìm hiểu về nguồn gốc của Tết Trùng Dương, mời bạn xem video và luyện kỹ năng nghe hiểu tiếng Trung luôn nhé!

Tìm hiểu nét văn hoá Trung Quốc qua ngày Tết Trùng Dương